CHÚC MỪNG NĂM MỚI !!! NICO-PARIS.COM - Không gian Văn hóa - Giáo dục & Dịch thuật Văn học - Espace Culture - Education & Traduction littéraire
Các bài viết của tác giả Đỗ Phấn
Vài chục năm nay, có một câu hỏi mà tôi không sao trả lời được. Đó là mối quan hệ giữa văn chương và hội họa vì sao không còn khăng khít đồng điệu như vài chục năm trước đó?
Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè chẳng hiểu vì sao lòng người bỗng rộn ràng đến thế. Òa thức cùng với xôn xao lá cành. Chín cây bồ đề trên đường Trần Nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu. Những chiếc lá non đu đưa trong...
“Người mình làm sao í nhỉ?”. Đó là nhận xét của một bạn sống ở nước ngoài đã lâu vừa rồi về thăm Việt Nam. Bạn vô cùng thắc mắc về một thành phố lớn và văn minh như Hà Nội người ta vẫn cứ bấm còi vô tội vạ.
Như thế nào thì được gọi là một con đường vắng? Người Hà Nội từ lâu đã quên mất khái niệm ấy rồi. Con đường tuyệt đối vắng vẻ ngày xưa là phố Hỏa Lò chỉ có độc nhất một số nhà và ngôi nhà ấy cũng chỉ có người ra vào tuyệt đối hãn hữu.
Những cây cột đèn trong phố bây giờ đồng loạt mang một hình hài giản tiện đến mức chỉ còn như một khái niệm về “cái cột”. Tất cả bằng ống tôn trắng hình bát giác múp nhỏ phần ngọn. Nó đơn giản đến mức không còn ai ý thức về sự có mặt của nó giữa phố phường.
Hơn 300 trang sách “Dằng dặc triền sông mưa” thực sự là một cuộc diễu binh hoành tráng về tuổi thơ thần tiên mà Đỗ Phấn là chủ nhân. Cũng không chỉ của riêng ông đó là sự tương đồng ký ức của những người cùng thế hệ Đỗ Phấn về một thời đã qua chưa xa. Sẽ là khiên cưỡng nếu nói đây là một tác phẩm thuộc...
Gần như là sống của Đỗ Phấn theo tôi là một kiểu tiểu thuyết – tản văn. (Đỗ Phấn vốn rất sở trường ở thể tản văn). Tiểu thuyết có chuyện mà không có truyện. Nó miên man trôi đi theo nhịp sống bình thường hàng ngày và dòng ý thức của nhân vật. Sự kiện chỉ được kể lướt qua. Nhưng cảm giác của nhân vật...
Sống sót kỳ diệu sau những trận bom Hà Nội, rất nhiều năm sau tôi vẫn không bỏ được thói quen làm việc gì cũng hết sức nhanh chóng đến mức có thể. Vẫn cứ ám ảnh cái chết thực ra rất gần khi công việc còn dang dở. Và luôn sực nhớ vào những ngày cuối năm. Như ngày xưa, mình sắp có thêm một năm nữa...
Rời Hà Nội trên đường cao tốc Thăng Long không phải qua những đoạn đông đúc chật chội Hà Đông, Mai Lĩnh, người đi ngỡ ngàng với con đường số 6 mới rộng mở thẳng băng hết tầm nhìn.
Chẳng nói thì ai cũng biết từ Hán Việt “nội trợ” được hiểu như thế nào. Đại khái nó nói về người đàn bà thành phố chuyên lo việc bếp núc gia đình, không có nhiều liên hệ lắm với thế giới bên ngoài. Thế nhưng mỗi thời, mỗi nơi mỗi khác.
Trong những ngày tháng sáu oi ả này khi bóng dáng quân xâm lăng đã tiến vào bờ cõi lòng yêu nước và ý chí quật cường của một dân tộc không chịu khuất phục đã bùng lên sẵn sàng đương đầu với ngoại xâm. Truyền thống ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Nó đã được hun đúc hàng nghìn năm và để lại những dấu...
Bản thân tôi may mắn thiếu thời đã kịp được học ông nội Đỗ Phấn mấy năm chữ Nho. Một đêm hai ông cháu ngồi nghe mưa ở thị xã Bắc Ninh ông cụ buồn buồn tâm sự tôi và bác Ngô Tất Tố cùng thi khoa chữa Hán cuối cùng năm Kỷ Mùi trượt cả lũ. Đều đã vào đến tứ trường chỉ còn chờ ghi danh lên bảng nữa thôi...
Nhà trong ngõ nhỏ cửa đóng im ỉm suốt ngày. Mối liên lạc duy nhất với bên ngoài chỉ là tiếng động. Những ngày xuân mưa phùn ẩm ướt mới thoát được tiếng khoan, đục phá bê tông xây dựng. Năm nào cũng thế, nó hành hạ dân phố suốt mấy tháng gần tết.
Thời chiến tranh sơ tán dĩ nhiên dụng cụ thắp sáng duy nhất chỉ là đèn dầu. Có thêm chiếc đèn bão nhập từ Trung Quốc đúc nổi chữ Made in China trên vai bóng thủy tinh kẹp trong đai sắt. Bạn tôi ngồi học bài buổi tối bên chiếc đèn
Người già và trẻ con tốt nhất không nên ra đường. Đèn tín hiệu giao thông đã không còn “…nhảy múa như ngàn hoa” khiến người ta yêu quí nữa. Nó đang được nhìn bằng con mắt khác. Sốt ruột, bực bội. Có khi còn căm tức. Dù ai cũng biết, nếu không có nó chỉ vài phút thôi là con đường sẽ tắc nghẹt.
Chữ “địa chủ” mới trở thành xấu xí trong vòng hơn nửa thế kỷ nay. Trước đó là niềm tự hào của người nông dân cần mẫn tích cóp nhiều đời để có được sản nghiệp mà cũng là phương tiện sản xuất quan trọng nhất: ruộng đất.
Thứ bảy. Sương mù. Đã qua tiết sương giáng hơn một tháng rồi. Thực ra thì người thành phố bây giờ làm gì còn ai nghĩ đến ngày tiết trong năm. Tất cả trông chờ vào ông “dự báo thời tiết” trên truyền hình. Ông ấy bảo sao nghe vậy. Không nghe cũng vậy. Chẳng ảnh hưởng gì. Nắng mưa thì cũng đến mũ bảo hiểm...
Chẳng ai nói chính xác bao diêm ở nước ta có từ bao giờ. Chỉ biết đại khái người Pháp sang đô hộ xứ Đông Dương thấy dân bản xứ ngày ấy vẫn còn dùng đá lửa. Không phải viên đá lửa để cho vào bật lửa đâu nhé ! Nó chỉ là hai hòn cuội ráp đập vào nhau cho bắn tia lửa vào mớ bùi nhùi.
Ghế đá công viên vài năm qua đã có nhiều tiến bộ. Thêm được cái tựa lưng và hình thức cũng đỡ đi phần cục mịch thực dụng. Nhiều công ty nhà nước và tư nhân thỉnh thoảng tặng cho công viên những chiếc ghế mới. Một cách quảng cáo cho doanh nghiệp của mình và cũng là xã hội hóa một công việc ít được quan...
Cũng giống như nhiều người Hà Nội, tôi có một quê hương không phải là thành phố. Nó chỉ cách Tháp Rùa trên hồ Hoàn Kiếm dăm ba cây số theo đường chim bay. Nhưng để đến được ngôi làng quê tôi phải đi qua hai con sông lớn nhất Hà Nội. Sông Hồng và sông Đuống...
Có 180 bài viết trong 9 trang. Bạn đang xem trang 3/9
Lưu trữ Skip Navigation Links.
Expand  Năm 2012 Năm 2012
Expand  Năm 2013 Năm 2013
Expand  Năm 2014 Năm 2014
Expand  Năm 2015 Năm 2015
Expand  Năm 2016 Năm 2016
Expand  Năm 2017 Năm 2017
Expand  Năm 2018 Năm 2018
Expand  Năm 2019 Năm 2019
Expand  Năm 2020 Năm 2020
Expand  Năm 2021 Năm 2021
Expand  Năm 2022 Năm 2022
Expand  Năm 2023 Năm 2023
Expand  Năm 2024 Năm 2024
Chia sẻ trên Facebook